UBND QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH GIÓT
Số : 03/KH-PĐG
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Xuân, ngày 5 tháng 4 năm 2016
|
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN I (Năm 2016-2017)
Đề án “phát triển Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân
giai đoạn 2016-2020”
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Thanh Xuân lần thứ V, với phương châm tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục quận Thanh Xuân phát triển toàn diện và vững chắc, giữ vững vị trí tốp đầu về chất lượng GD&ĐT của Thủ đô; để triển khai thực hiện có hiệu quả kết hoạch thực hiện giai đoạn I (năm 2016- 2017) đề án “Phát triển giáo dục và đào tạo quận Thanh Xuân 2016- 2020” trường THCS Phan Đình Giót xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện giai đoạn I (năm 2016-2017) đề án, cụ thể như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Thực trạng
- Trường THCS Phan Đình Giót thành lập tháng 7/1992. Trải qua gần 24 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, trường THCS Phan Đình Giót đã có bề dày 15 năm đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố; được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương lao động Hạng Ba của Nhà nước; được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2009.
- Cơ cấu tổ chức nhà trường:
+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Tổng số : 79
Trong đó: 73 biên chế, hợp đồng quận: 5 Hợp đồng trường: 6
Thuộc diện
Đội ngũ
|
Biên chế
|
Hợp đồng
|
Đảng viên
(%)
|
Cao đẳng
(%)
|
Đại học
(%)
|
Trên ĐH
(%)
|
Ghi chú
|
Chỉ tiêu quận
|
Trường ký hợp đồng
|
1/ Cán bộ quản lý
|
3
|
|
|
3
|
|
2
|
1
|
|
2/ Tổng phụ trách
|
1
|
|
|
|
|
1
|
|
|
3/ Giáo viên
|
58
|
0
|
1
|
26
|
10
|
42
|
5
|
|
4/ Nhân viên
|
6
|
1
|
3
|
2
|
2
|
4
|
|
|
+ Kế toán
|
1
|
|
|
1
|
|
1
|
|
|
+ Văn phòng
|
1
|
|
|
1
|
|
1
|
|
|
+ Y tế
|
1
|
|
|
|
1
|
|
|
|
+ TBĐD dạy học
|
2
|
|
|
|
|
1
|
|
|
+ Thư viện
|
1
|
1
|
|
|
|
1
|
|
|
+ Nhân viên khác
|
|
|
3
|
|
1
|
|
|
|
5/ Bảo vệ, lao công, giám thị
|
|
4
|
2
|
1
|
|
|
|
|
Tổng số
|
68
(76%)
|
5
(14,67%)
|
6
(9,33%)
|
32
(41,33%)
|
14
(18,67%)
|
52 (69,33%)
|
6
(8,0%)
|
|
+ Học sinh:
Khối lớp
|
Số lớp
|
Số HS
|
Bình quân hs/lớp
|
Nữ
|
Đội viên
|
Đoàn viên
|
Con liệt sĩ
|
Con thương binh
|
Dân tộc
|
Nghèo
|
Hoàn cảnh đặc biệt
|
Học sinh học sớm 1 tuổi
|
K6
|
9
|
409
|
45
|
207
|
409
|
|
|
1
|
2
|
2
|
3
|
|
K7
|
10
|
410
|
41
|
198
|
410
|
|
|
2
|
2
|
|
|
|
K8
|
6
|
273
|
46
|
142
|
273
|
|
|
|
|
1
|
1
|
|
K9
|
6
|
262
|
44
|
127
|
262
|
|
|
2
|
2
|
1
|
1
|
|
Tổng
|
31
|
1354
|
44
|
674
|
1354
|
|
|
5
|
6
|
4
|
5
|
|
+ Tổ chức Đảng, đoàn thể:
Chi bộ
|
Công đoàn
|
Đoàn thanh niên
|
Đội TNTP HCM
|
Số lượng
|
Tỉ lệ
|
Số lượng
|
Tỉ lệ
|
Số lượng
|
Tỉ lệ
|
Số lượng
|
Tỉ lệ
|
32 Đảng viên
|
41,33%
|
79 đoàn viên công đoàn
|
100%
|
18 đoàn viên
|
23%
|
1354 đội viên
|
100%
|
Chi bộ trong sạch, vững mạnh
|
Công đoàn cơ sở vững mạnh và vững mạng xuất sắc.
|
Chi đoàn vững mạnh
|
Liên đội mạnh cấp Quận
|
2. Thuận lợi:
- Trường được Quận ủy, HĐND, UBND quận Thanh Xuân quan tâm đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất kịp thời, tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
- Trường có bề dày truyền thống dạy tốt- học tốt với nhiều thành tích xuất sắc, đặc biệt trong công tác bồi dưỡng mũi nhọn, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
- Chất lượng học sinh trong những năm qua được nâng lên đáng kể (chất lượng giáo dục mũi nhọn và chất lượng giáo dục đại trà năm học sau luôn cao hơn năm học trước:
+ Chất lượng giáo dục mũi nhọn
Năm học 2012- 2013
|
Năm học 2013- 2014
|
Năm học 2014- 2015
|
Giải cấp Quận
|
Giải cấp TP
|
Giải cấp Quận
|
Giải cấp TP
|
Giải cấp Quận
|
Giải cấp TP
|
GV
|
HS
|
GV
|
HS
|
GV
|
HS
|
GV
|
HS
|
GV
|
HS
|
GV
|
HS
|
2 Nhất
1 Ba
1 KK
|
37
|
2 Nhất
|
5
|
2 Nhất
1 Nhì
1 Ba
|
38
|
1 Nhất
1 Nhì
|
8
|
5 Nhất
1 Nhì
1 Ba
1 KK
|
52
|
3 Nhất
1 Nhì
1 Ba
|
10
|
+ Chất lượng giáo dục đại trà
2012 - 2013
|
2013 - 2014
|
2014 - 2015
|
Học lực Giỏi
|
Tỉ lệ %
|
Học lực Khá
|
Tỉ lệ %
|
Học lực Giỏi
|
Tỉ lệ %
|
Học lực Khá
|
Tỉ lệ %
|
Học lực Giỏi
|
Tỉ lệ %
|
Học lực Khá
|
Tỉ lệ %
|
633
|
66,14
|
246
|
25,71
|
684
|
66.8
|
246
|
24
|
842
|
69,59
|
303
|
25,04
|
- Các hoạt động giáo dục của nhà trường luôn được sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình từ phụ huynh học sinh.
3. Khó khăn
- Diện tích nhà trường chật hẹp (3256 m2) nên khi tiến hành các hoạt động tập thể với qui mô toàn trường còn gặp khó khăn.
- Khu nhà thể chất, phòng chức năng, phòng bộ môn, thư viện đang trong thời gian chờ xây dựng nên để đảm bảo duy trì hoạt động giáo dục có chất lượng nhà trường phải tìm các giải pháp tình thế để khắc phục.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2015- 2016, 2016- 2017, giữ vững danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố; phấn đấu được nhận Bằng khen của Thành phố trong năm học 2015- 2016.
- Tham mưu với Ban quản lí dự án, đề xuất với UBND Quận trong công tác đầu tư cơ sở vật chất ở hạng mục xây mới khu nhà thể chất, phòng bộ môn, phòng chức năng (dự kiến khởi công tháng 6/2016).
- Tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên; đổi mới biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng giáo dục của nhà trường.
III. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN
PHỤ LỤC 1, PHỤ LỤC 2
IV. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
1. Công tác triển khai thực hiện
1.1. Xây dựng kế hoạch
- Hoàn thành việc xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn I (năm 2016, 2017) theo hướng rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, rõ trọng tâm, trọng điểm từng năm, phân công rõ người, rõ việc, rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ phận.
1.2. Thông tin, tuyên truyền
- Tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên; phụ huynh học sinh và học sinh toàn trường kế hoạch thực hiện đề án giai đoạn 2016 - 2017.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức thiết thực và phù hợp: qua hệ thống loa phát thanh của phường; loa phát thanh của nhà trường; tuyên truyền tại các hội nghị, cuộc họp trong hội đồng nhà trường, trong PHHS, tuyên truyền trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt lớp… nhằm nâng cao nhận thức về Đề án phát triển giáo dục của Quận.
2. Công tác rà soát đề nghị công nhận lại trường chuẩn Quốc gia
- Bám sát các tiêu chí công nhận lại trường đạt chuẩn Quốc gia, tham mưu với Ban quản lí dự án trong công tác thi công khu nhà thể chất, phòng bộ môn, phòng chức năng đáp ứng được các tiêu chí đề ra.
- Trong năm 2016, rà soát lại toàn bộ các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, đề xuất với UBND quận cho bổ sung các điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng tiêu chí công nhận lại trường chuẩn; chủ động sửa chữa các hạng mục nhỏ bị hỏng hóc trong quá trình sử dụng.
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh
- Tạo điều kiện cho 01 đ/c trong BGH chưa có bằng trung cấp lí luận chính trị tham gia lớp trung cấp lí luận chính trị do Quận ủy mở lớp.
- Rà soát, bổ sung các điều kiện đãi ngộ cán bộ, giáo viên đưa vào qui chế thi đua của nhà trường nhằm tạo động lực cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường tham gia các phong trào thi đua quản lí tốt, dạy tốt, học tốt như: qui chế thưởng đột xuất khi lập thành tích xuất sắc ở các mặt thi đua; tạo điều kiện tối ưu trong phân công nhiệm vụ chuyên môn khi giáo viên đạt các danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Quận và Thành phố; khen thưởng học sinh và giáo viên đạt thành tích cao; có cơ chế cộng điểm thưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt các danh hiệu thi đua cấp Quận và Thành phố (có điểm cụ thể cho danh hiệu đạt được ở mỗi cấp thi đua) khi xét duyệt danh sách đề nghị công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và lao động tiên tiến,…
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên vào đầu năm học với các hình thức: mời chuyên gia là giảng viên phương pháp của ĐHSP, chuyên viên phụ trách chuyên môn của sở giáo dục; tổ chức phổ biến SKKN trong đội ngũ giáo viên để chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, học hỏi chuyên môn nghiệp vụ. Tạo điều kiện về mặt thời gian cho giáo viên tự học nâng chuẩn.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề thường xuyên ở tất cả các khối lớp, các môn học nhằm bồi dưỡng kĩ năng sư phạm cho giáo viên thông qua hoạt động chuyên môn thực tiễn; tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GVCN.
- Ban giám hiệu thực hiện kế hoạch dự giờ có báo trước và dự giờ đột xuất nhằm bồi dưỡng trực tiếp chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Áp dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, kết hợp kiểm tra thường xuyên với kiểm tra đột xuất để có đánh giá toàn diện và có định hướng phù hợp. Tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên dạy Tiếng anh chưa đạt chuẩn B2 tham gia các lớp học nâng chuẩn. (Năm 2016 tăng 02 giáo viên đạt chuẩn, năm 2017 tăng 01 giáo viên đạt chuẩn). Mở lớp bồi dưỡng tin học cho giáo viên tại trường vào đầu năm học 2016- 2017, đồng thời yêu cầu 100% giáo viên tham gia hoạt động sinh hoạt chuyên môn trực tuyến nhằm tăng năng lực sử dụng CNTT đồng thời tăng khả năng sử dụng tiếng Anh tin học cho giáo viên.
- Đầu tư các nguồn lực (đặc biệt là chuyên môn) cho phát triển chất lượng mũi nhọn trong giáo viên thông qua hoạt động thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp; đặc biệt chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy Lịch sử và GDCD (mục tiêu: năm học 2016 – 2017: có 02 giáo viên dạy giỏi cấp Quận môn Lịch sử; 02 Giáo viên dạy giỏi GDCD cấp Quận).
- Từ năm học 2015- 2016, triển khai kế hoạch bồi dưỡng học sinh Giỏi đối với học sinh lớp 8; dự kiến sang năm học 2016- 2017 sẽ thành lập các câu lạc bộ môn học nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi từ lớp 6, 7, tạo nguồn cho kì thi học sinh giỏi các cấp được tổ chức ở lớp 9; đặc biệt chú trọng đội tuyển học sinh giỏi môn GDCD và Lịch sử.
- Từ học kì II năm học 2015- 2016, tổ chức thi học kì cho học sinh lớp 8 theo hình thức chia phòng, chấm chéo với 3 môn Toán, Văn, Tiếng Anh; tiến tới năm học 2016- 2017 sẽ tổ chức kiểm tra định kì theo đề chung ở tất cả các khối lớp; thi học kì theo phòng, chấm chéo ở tất cả các khối, lớp (áp dụng với 3 môn Văn, Toán, Tiếng Anh) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, nâng tỉ lệ học sinh giỏi theo từng năm học.
- Giảm sĩ số học sinh (mục tiêu: năm học 2016 – 2017: giảm 3 học sinh/1 lớp). Rà soát, sàng lọc học sinh yếu, kém, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phân công giáo viên phụ đạo, kiểm tra thường xuyên để đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém.
- Đổi mới hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh: giáo dục đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm, giáo dục đạo đức trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, giáo dục đạo đức lồng ghép trong các bộ môn khoa học xã hội như Văn, Sử, GDCD, giáo dục đạo đức thông qua HĐNGLL và giờ sinh hoạt lớp,… Từ tháng 8/2016, giáo viên mặc áo dài khi lên lớp vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6, học sinh mặc lễ phục vào ngày thứ 2, mặc đồng phục vào các ngày còn lại; đến tháng 8/2017 (khi việc xây dựng nhà thể chất hoàn tất, các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo) triển khai cho học sinh nữ khối 9 mặc áo dài trắng khi đến trường góp phần giáo dục thẩm mĩ, giáo dục truyền thống cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Thành lập các câu lạc bộ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh (trong năm 2016 thành lập với các mô hình điểm để đào tạo hạt nhân, phổ biến nhân rộng ở tât cả các lớp).
- Tiếp tục phát triển câu lạc bộ cầu lông, câu lạc bộ mĩ thuật; mở thêm câu lạc bộ khiêu vũ thể thao cho học sinh trong năm học 2016- 2017. Tổ chức trại hè cho học sinh toàn trường (dự kiến vào đầu tháng 8 hàng năm) với hình thức phối hợp với Bảo tàng dân tộc học để tổ chức cho học sinh cắm trại nhằm tạo sân chơi bổ ích, giáo dục tinh thần đoàn kết, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
4. Công tác phát triển Đảng
- Xây dựng kế hoạch kết nạp Đảng viên mới (đặc biệt chú ý thực tế nhà trường trong năm 2016: số lượng Đảng viên nghỉ chế độ tương đối nhiều: 03 đ/c).
- Tạo điều kiện cho giáo viên trẻ có cơ hội thể hiện năng lực chuyên môn, khả năng công tác thông qua việc phân công nhiệm vụ cụ thể, qua đó phát hiện nhân tố để bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, nhận thức. Hàng năm cử giáo viên đạt tiêu chuẩn tham gia các lớp học cảm tình Đảng (năm 2016: 03 giáo viên; năm 2017: 03 giáo viên).
5. Tổ chức học 2 buổi/ ngày
- Phấn đấu đến tháng 9/2017 (khi khu nhà thể chất, phòng chức năng xây dựng xong các điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ) sẽ triển khai học 2 buổi/ngày cho học sinh 03 khối 6, 7, 8.
6. Công tác quản lý tài chính, tài sản công
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; công khai trong toàn thể hội đồng; áp dụng quy chế trong quản lý tài chính đúng quy định.
- Xây dựng quy chế sử dụng và bảo quản tài sản công; áp dụng cơ chế giao về các lớp tự quản lý, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất.
V. Tổ chức thực hiện
1. Ban Giám hiệu nhà trường
- Ban giám hiệu nhà trường có nhiệm vụ triển khai kế hoạch thực hiện Đề án (giai đoạn 1) tại trường; đôn đốc cán bộ, giáo viên thực hiện; định kì kiểm tra để đánh giá, đồng thời có biện pháp điều chỉnh kịp thời (nếu cần).
2. Ban tài vụ
- Tham mưu với hiệu trưởng các phương án đầu tư kinh phí cho công tác tăng cường cơ sở vật chất, công tác chuyên môn.
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
3. Ban cơ sở vật chất
- Thường xuyên rà soát các điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường; có đề xuất kịp thời, chính xác việc bổ sung, cải tạo cơ sở vật chất nhằm đáp ứng hoạt động dạy- học của nhà trường.
4. Cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch của nhà trường. Báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
5. Phụ huynh học sinh và học sinh
Có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về đề án phát triển giáo dục của Quận; ủng hộ chủ trương, đồng thuận trong việc triển khai thực hiện.
HIỆU TRƯỞNG