Căn cứ công văn số 2612/KH-SGD&ĐT ngày 27/6/2016 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc tổ chức Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS;
Căn cứ kế hoạch số 24/KH-PGD&ĐT ngày 06/9/2016 của Phòng GD&ĐT Quận Thanh Xuân về việc tổ chức Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS;
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, trường THCS Phan Đình Giót đã xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi như sau:
I. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG CỦA CUỘC THI:
1. Mục đích:
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành";
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
2. Nội dung của cuộc thi:
Học sinh phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn về một trong các chủ đề sau: hiểu biết về pháp luật, an toàn giao thông; phòng chống tham nhũng; bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và môi trường biển, đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI:
Đối tượng dự thi là học sinh toàn trường.
III. SẢN PHẨM DỰ THI:
Sản phẩm dự thi là một bài viết của 01 học sinh (hoặc nhóm 02 học sinh), chưa được công bố, dài không quá 3000 từ, dung lượng không quá 10MB. Cấu trúc của bài viết dự thi được mô tả ở Phụ lục kèm theo.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1.Thành lập Ban tổ chức cuộc thi cấp trường:
Đ/c Ngô Thị Diệp Lan – Hiệu trưởng- Trưởng ban
Đ/c Nguyễn Khánh Huyền- Phó Hiệu trưởng- Phó trưởng ban
Đ/c Nguyễn Thị Long Vân- Tổ trưởng tổ Xã hội 1- Ủy viên
Đ/c Trần Thanh Hằng- Tổ trưởng tổ Tự nhiên 1- Ủy viên
Đ/c Đinh Bích Ngọc – Tổ trưởng tổ Tự nhiên 2- Ủy viên
Đ/c Bùi Việt Anh– Tổ trưởng tổ Xã hội 2 -Ủy viên
2. Cách thức thực hiện:
Phát động cuộc thi trong toàn thể học sinh vào giờ Chào cờ ( thứ 2 - 12/9/2016), triển khai kế hoạch cụ thể đến Tổ, nhóm chuyên môn, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn động viên học sinh tích cực tham gia
Mỗi học sinh ( hoặc nhóm 02 học sinh) được tham gia 01 bài dự thi
Các đ/c giáo viên chủ nhiệm nộp sản phẩm dự thi hoàn chỉnh về Ban Giám Hiệu vào ngày thứ 5 (01/12/2016)
Ban Giám Hiệu chấm các sản phẩm dự thi, hoàn thiện hồ sơ và nộp bài về Phòng Giáo dục vào ngày thứ 5 (15/12/2016)
V. TIÊU CHÍ CHẤM THI:
1. Mục tiêu:
Tình huống đặt ra phải là tình huống thực tiễn, gần gũi, thiết thực; có thể giải quyết được bằng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh.
2. Nội dung:
Bài viết xác định rõ vấn đề, mục tiêu cần giải quyết; nêu bật được ý nghĩa và tác dụng của việc giải quyết tình huống; nêu được các phương án với cách thức khác nhau trong việc giải quyết tình huống, ưu tiên những giải pháp và cách thức độc đáo, giàu tính sáng tạo và khả thi.
3. Thang điểm: Nội dung Tiêu chí chấm điểm:
1. Vấn đề nghiên cứu ( 20)
- Tình huống thể hiện rõ sự đòi hỏi của thực tiễn/ vấn đề cần giải quyết
- Lí giải về sự cấp thiết của thực tiễn/ vấn đề cần giải quyết
- Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề xuất phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của HS
2. Thiết kế và phương pháp (30 điểm)
- Mô tả sự tìm tòi các giải pháp khác nhau để giải quyết tình huống
- Xác định giải pháp đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn giải quyết vấn đề
- Mô tả kế hoạch và các phương pháp thực hiện giải pháp 30
3. Thực hiện (30 điểm)
- Thu thập và phân tích dữ liệu một cách hệ thống
- Áp dụng các phương pháp toán học và thống kê phù hợp
- Thu thập đủ dữ liệu hỗ trợ cho giải thích và các kết luận
4. Trình bày (20 điểm)
- Các minh chứng khoa học được bố trí logic
- Các đồ thị, hình vẽ, tranh ảnh được chú thích rõ ràng
- Cách trình bày thể hiện tư duy chặt chẽ, giàu sức thuyết phục